4 tháng 3, 2013

Nổi chìm nghề khắc dấu

Nổi chìm nghề khắc dấu


Noi chim nghe khac dau
(HNM) - Không ai rõ nghề khắc dấu ở Hà Nội có từ bao giờ, nhưng đã có thời nó rất nổi tiếng cùng con phố Tố Tịch nhưng trước cơn lốc đô thị hóa và sự thay đổi thị hiếu của người dân, phố Tố Tịch nay đã có nhiều ngành kinh doanh khác.
Nghề khắc dấu chỉ còn được biết đến qua một vài cửa hàng trên phố Hàng Quạt, một cửa hàng trên phố Hàng Bông, Tạ Hiện và cửa hàng Tinh Hoa khắc dấu trên phố Hàng Gai.
Là những người con của vùng đất có nghề chạm khắc gỗ ở xã Tiền Phong, huyện Thường Tín (Hà Tây cũ), gia đình anh Phạm Đức Trí đã lập nghiệp ở số 6 Hàng Quạt và phát triển nghề khắc dấu từ vài chục năm nay. Cửa hàng chưa đầy chục mét vuông nhưng lúc nào cũng nườm nượp khách tới đặt hàng hoặc du khách đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu, những người luôn thích thú với những sản phẩm đòi hỏi sự công phu và tinh xảo.
Loại gỗ dùng để làm con dấu chỉ có thể là gỗ lồng mực vốn mềm, thớ mịn, dễ hút mực mà lại không tốn quá nhiều công sức cho việc tạo hình trên gỗ. Bên cạnh hàng trăm mẫu dấu gỗ khắc thư pháp, các loại tranh Đông Hồ, Hàng Trống… còn có các loại dấu công nghiệp như: dấu văn phòng, dấu số, dấu hoàn công, dấu liền mực…
Những người làm nghề khắc dấu tại con phố cổ này đang ấp ủ mong muốn một ngày nào đó, cái nghề mà họ đang theo đuổi được nhìn nhận như một nghề truyền thống của Hà Nội.
Lưu lại hình ảnh của một nghề khá đặc biệt trong chuyến du lịch tới Việt Nam. Anh Trương Thanh Đức từng là thợ khắc của cửa hàng Tinh Hoa khắc dấu nổi tiếng, nay chủ yếu làm nghề khắc dấu công nghiệp. Những đường nét chạm khắc tinh xảo của người thợ. Cửa hàng khắc dấu Phúc Lợi trên phố Hàng Quạt. Mẫu tranh dân gian Đông Hồ thu nhỏ được tái hiện gần như nguyên bản trên tranh dấu gỗ. Anh Nguyễn Thanh Hưng, mới theo nghề khắc dấu gỗ được hơn 3 năm nhưng đã tạo ra nhiều sản phẩm tinh xảo. Khách du lịch nước ngoài chọn con dấu.

  •  

  •  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét