12 tháng 4, 2013

Văn Phòng Đại Diện có thể sử dụng con dấu hoặc không sử dụng con dấu?

Văn Phòng Đại Diện có thể sử dụng con dấu hoặc không sử dụng con dấu?


Hỏi: Xin cho hỏi: Văn Phòng Đại Diện có thể sử dụng con dấu hoặc không sử dụng con dấu, vấn đề này được quy định cụ thể ở văn bản hay nghị định nào ạ? Xin cám ơn!

Đ.    Trả lời: Văn phòng đại diện được phép cấp con dấu bạn ạ .
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP CON DẤU
Thực hiện theo nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của Chính phủ và Thông tư số 08/2003/TT-BCA ngày 12/5/2003 của Bộ Công an

I. THỦ TỤC GỒM CÓ:


1.Giấy giới thiệu.


2.Giấy CMND hoặc hộ chiếu.


3. Các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp phải có quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu. Riêng tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ngoài các thủ tục trên phải có thêm Điều lệ hoạt động được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.


4. Đối với các tổ chức kinh tế:

- Nếu là tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu là chi nhành văn phòng đại diện phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

- Nếu là tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có giấy phép đầu tư, giấy phép điều chỉnh.

- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phải có quyết định thành lập và hoạt động hoặc giấy phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam) do Bộ Tài chính cấp.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp trực thuộc và các đơn vị thành viên của doanh nghiệp này phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập.

- Đối với đơn vị trực thuộc doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Đối với Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp doanh, Chi nhánh văn phòng luật sư, Chi nhánh Công ty luật hợp doanh phải có giấy đăng ký hoạt động do Sở Tư pháp cấp.


5. Khắc lại con dấu do bị mòn, méo, hỏng cơ quan, tổ chức dùng dấu phải có công văn nêu rõ lý do và đề nghị. Trường hợp dấu bị mất phải có thêm bản xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra.

II. THỜI GIAN GIẢI QUYẾT:

1. Không quá 5 ngày làm việc.

2. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày nghỉ lễ theo Luật lao động ). Tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh.

III. LỆ PHÍ:

1. Thu theo đúng Thông tư số 78/2002/TT-BTC ngày 11/9/2002 của Bộ Tài chính. Mức 20.000 đ/ 1 giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

2. Việc thu tiền phải viết biên lai thu lệ phí theo mẫu của Tổng cục thuế Bộ tài chính phát hành.

* Lưu ý:

1. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã: Thực hiện theo Quy chế liên ngành số 540/QCPH/SKHĐT-CT-CA ngày 13/9/2007 của Sở Kế hoạch đầu tư, Cục thuế và Công an tỉnh về việc phối hợp trong việc đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, đăng ký mã số thuế, cấp con dấu (thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại Sở Kế hoạch và đầu tư).

2. Ngày 11/12/2007, Lãnh đạo Bộ Công an có công văn số 2470/CV-BCA(V11) chỉ đạo thực hiện điểm 1 phần II Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30/11/2007 của Chính phủ về một số giải pháp xử lý vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp như sau: “Kể từ ngày 15/12/2007, Công an các đơn vị, địa phương không cấp giấy phép khắc dấu trong thủ tục khắc dấu của các doanh nghiệp. Trong tháng 12/2007, Tổng cục II có văn bản hướng dẫn Công an các địa phương thực hiện thống nhất thủ tục khắc dấu của doanh nghiệp mà không cần có giấy phép khắc dấu”.

Trong khi chờ Tổng cục II hướng dẫn, Ban Giám đốc chỉ đạo phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP và nội dung chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an nêu trên (từ ngày 15/12/2007 không cấp giấy phép khắc dấu trong thủ tục khắc dấu của các doanh nghiệp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét