12 tháng 4, 2013

Hỏi về việc khắc dấu cho công ty đang cho giấy phép kinh doanh

Hỏi về việc khắc con dấu cho công ty khi công ty đang chờ giấy phép kinh doanh.

Hỏi: 
             Công ty chúng tôi là Cty TNHH một thành viên, Hiện nay chúng tôi đang chờ nhận giấy chứng nhận ĐKKD, chúng tôi muốn làm thủ tục khắc con dấu trước cho công ty được không ạ ? thủ tục như thế nào,và lệ phí ra sao ạ?
   
Trả lời: Về câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời bạn như sau:
1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Công ty bạn mới được tiến hành thủ tục khắc dấu cho Công ty.


2. Cơ quan có thẩm quyền khắc dấu: Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.


* Hồ sơ khắc dấu Công ty gồm:

- 01 bản sao đăng kí kinh doanh;

- Bản gốc đăng kí kinh doanh (cơ quan khắc dấu kiểm tra sau đó trả lại cho doanh nghiệp).

Quản lý và sử dụng con dấu như thế nào?


Hỏi:
       Tôi và mấy người bạn đang làm thủ tục thành lập công ty. Sắp trở thành giám đốc một doanh nghiệp nên tôi rất muốn biết nếu vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu sẽ bị xử phạt như thế nào?
   
Trả lời: 
Việc quản lý và sử dụng con dấu phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu vi phạm những quy định đó sẽ bị xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Theo quy định tại điều 15, Nghị định 150/2005/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu sẽ bị xử phạt như sau:


1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mất giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu.


2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:


a) Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép hoặc các giấy tờ khác theo quy định;


b) Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu;


c) Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền;


d) Để mất con dấu đang sử dụng;


đ) Không khắc lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về đổi tên cơ quan, tổ chức hoặc thay đổi trụ sở cơ quan, tổ chức theo quy định;


e) Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định;


g) Không nộp lại con dấu khi cơ quan, tổ chức tách, sát nhập, giải thể, phá sản hoặc thôi hoạt động;


h) Không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có liên quan trước khi sử dụng.


3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:


a) Không nộp lại con dấu hoặc không nộp con dấu theo đúng thời hạn khi có quyết định thu hồi của cấp có thẩm quyền;


b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ không có nội dung;


c) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của cấp có thẩm quyền hoặc chữ ký của cấp không có thẩm quyền;


d) Không có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu.

Cấp con dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu

Cấp con dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu

Trình tự thực hiện: 

Nộp hồ sơ, trả Giấy phép khắc dấu, khắc dấu, nhận dấu mới, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu mới và trả dấu cũ, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cũ (nếu có).

Cách thức thực hiện:
Dấu mới:

a/ Đối với cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu có hình quốc huy; cơ quan chuyên môn tổ chức sự nghiệp cần: quyết định thành lập, cho phép sử dụng con dấu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

b/ Đối với tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, hội quần chúng, hội nghề nghiệp cần: quyết định thành lập và điều lệ hoặc hiến chương cho phép sử dụng con dấu đã đuợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

c/Đối với tổ chức khoa học và công nghệ cần: quyết định thành lập, cho phép sử dụng con dấu và giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

d/ Đối với tổ chức báo chí, xuất bản cần: quyết  định thành lập, cho phép sử dụng con dấu và giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản do cơ quan có thẩm quyền cấp.

đ/ Đối với tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao cần: giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của việt nam cấp.

e/ Đối với cơ quan đại diện ngoại giao cần: công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao kèm theo mẫu con dấu và công văn của bộ ngoại giao việt nam.

g/ Đối với tổ chức hoạt động theo luật kinh doanh bảo hiểm, luật chứng khoán cần: giấy phép thành lập và hoạt động.

h/ Đối với tổ chức kinh tế cần: giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; quyết định thành lập phòng giao dịch quỹ tiết kiệm thuộc sở giao dịch hoặc chi nhanh các ngân hàng thương mại.

Dấu đổi: Cơ quan, tổ chức chức danh nhà nước có con dấu bị mòn méo hỏng khi cần đổi phải có văn bản đề nghị đổi con dấu và nêu rõ lý do.

Thành phần: Tùy thuộc vào loại hình cơ quan, tổ chức cần khắc dấu.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng CS QLHC về TTXH  CATP.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Nhận dấu mới và Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu mới.

Lệ phí: 50.000 đ/lần (cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người trực tiếp liên hệ với cơ quan Công an để xin làm con dấu phải có Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền, kèm theo Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu;
+ Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001;
+ Thông tư số 08/2003/TT-BCA ngày 12/5/2003 của Bộ Công an hướng dẫn mẫu dấu, tổ chức khắc dấu, kiểm tra việc bảo quản, sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức theo Nghị định số 58/CP;
+ Thông tư số 07/2010/TT-BCA ngày 05/02/2010 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của định số 58/CP về quản lý và sử dụng con dấu đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 31/CP của Chính phủ;
+ Thông tư số 20/2012/TT-BCA ngày 13/4/2012 của Bộ Công an quy định về con dấu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Thông tư số 21/2012/TT-BCA ngày 13/4/2012 của Bộ Công an quy định về con dấu của các cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.

10 tháng 4, 2013

Cấp giấy phép khắc dấu

Cấp giấy phép khắc dấu

 
 
 
1. Thẩm quyền:  Công an tỉnh, thành phố
2. Tại Hà Nội, nơi tiếp nhận và hoàn trả kết quả giải quyết hồ sơ
    1. Phòng CS QLHC về TTXH - CATP Hà Nội nhận và trả kết quả
    2. Địa chỉ:  90 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội
    3. Điện thoại: 9396231-9396618
3. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính:
1. Các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 3 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP phải có văn bản thành lập, sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính các cấp của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Việc khắc dấu các chức danh nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP phải có công văn đề nghị của Văn phòng Quốc hội, hoặc Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Văn phòng Chính phủ.
2. Các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp phải có quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu của cấp có thẩm quyền. Trường hợp trong quyết định thành lập chưa cho phép sử dụng con dấu thì cơ quan quyết định thành lập phải có văn bản cho phép cơ quan, tổ chức đó được sử dụng con dấu.
3. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phải có quyết định hoặc giấy phép thành lập, cho phép sử dụng con dấu và Điều lệ hoạt động được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với hội cấp Trung ương có tổ chức hoạt động trong phạm vi toàn quốc do Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ quyết định thành lập là quyết định phê duyệt Điều lệ; hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập là quyết định phê duyệt Điều lệ; các tổ chức hội thuộc hệ thống các tổ chức hội nói trên phải có quyết định thành lập đúng trình tự pháp lý theo Điều lệ của Hội đã được phê duyệt.
Các tổ chức tôn giáo phải có Điều lệ hoặc Hiến chương đã được chấp thuận bằng văn bản của Ban Tôn giáo Chính phủ hoặc Ban Tôn giáo cấp tỉnh.
Tổ chức khoa học phải có Giấy chứng nhận đăng ký khoa học do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường hoặc Sở Khoa học công nghệ và môi trường cấp.
Tạp chí, Nhà xuất bản phải có giấy phép hoạt động do Bộ Văn hoá Thông tin hoặc Sở Văn  hoá Thông tin cấp.
Các tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trừ tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
4. Các tổ chức kinh tế:
4.1. Đối với tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện).
4.2. Đối với tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh.
4.3. Đối với tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm phải có Quyết định thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép điều chỉnh (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện) hoặc Giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam) do Bộ Tài chính cấp.
4.4. Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị thành viên của doanh nghiệp này phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4.5. Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngoài các giấy tờ trên, phải có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đặt trụ sở và hoạt động tại địa phương đó.
Đối với đơn vị trực thuộc doanh nghiệp không được cấp "Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh" phải có quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Trường hợp khắc lại con dấu bị mất, mòn, méo, hỏng phải có công văn của cơ quan, tổ chức dùng dấu nêu rõ lý do và đề nghị cơ quan Công an khắc lại con dấu. Trường hợp khắc lại con dấu bị mất phải có thêm xác nhận của cơ quan Công an phường, xã nơi xảy ra mất dấu.
6. Hồ sơ làm thủ tục khắc dấu của các cơ quan, tổ chức phải xuất trình bản chính và nộp bản sao hợp lệ.
7. Người được cử đi làm thủ tục khắc dấu phải có Giấy giới thiệu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
4. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả:
- Nhận hồ sơ vào buổi sáng các ngày làm việc trong tuần và trả kết quả vào buổi chiều các ngày làm việc trong tuần (theo giấy hẹn)
- Số ngày trả kết quả:  5 ngày (kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ)
5. Các khoản phí theo quy định và phí dịch vụ
* Khoản thu theo quy định:
TT
Tên khoản, lệ phí
Đơn giá
Cơ sở pháp lý
 
 
Lệ phí cấp giấy phép khắc dấu và đăng ký mẫu dấu
20.000đ
Thu theo thông tư số 78-BTC ngày 11/9/2002 quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ANTT để kinh doanh dịch vụ bảo vệ, lệ phí đăng ký mẫu dấu.
 
6. Cơ sở pháp lý
Chính phủ
Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu.
Bộ và cơ quan ngang Bộ
1. Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT, ngày 6/5/2002  giữa Bộ Công an và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP. 
2. Thông tư số 08/2003/TT-BCA ngày 12/5/2003 của Bộ Công an hướng dẫn mẫu dấu, tổ chức khắc dấu, kiểm tra việc bảo quản lý và sử dụng con dấu theo NĐ số 58/2001.
UBND Thành phố
Không
Sở chuyên ngành
Theo hướng dẫn số 394 - HD/CAHN (PC13) ngày 12/6/2001 của Giám đốc CATP Hà Nội.
Đơn vị ban hành
Không
 

Khi mất dấu pháp nhân của công ty và muốn làm lại cần phải làm gì?

Hỏi: Khi mất dấu pháp nhân của công ty và muốn làm lại cần phải làm gì?

Trả lời: Trường hợp dấu pháp nhân bị mất, thất lạc, Quý khách có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại theo mẫu hồ sơ được cung cấp. Đồng thời, bạn phải xuất trình giấy khai báo mất dấu pháp nhân có xác nhận của cơ quan công an. Trong vòng 30 ngày, nếu không tìm thấy dấu pháp nhân, cơ quan chức năng sẽ tiến hành làm thủ cấp lại con dấu cho quý cơ quan/ tổ chức của bạn theo quy trình đăng ký và cấp dấu mới. Mời quý khách gọi cho chúng tôi theo số điện thoại  0947.041.376 hoặc 0902.06.26.45 để được hướng dẫn cụ thể hơn.

thủ tục khắc dấu tròn

Hỏi: Tôi muốn hỏi thủ tục khắc dấu tròn cần những giấy tờ gì?
Trả lời: Thủ tục khắc dấu tròn đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp mới như sau:
    - Xuất trình bản chính và nộp lại bản sao hợp lệ;
    - Người đến nộp hồ sơ phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó hoặc người được uỷ quyền phải có giấy giới thiệu hay giấy uỷ quyền được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
Hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở khắc dấu. Mời quý khách liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí theo địa chỉ:
VP: Số 112/34 Mễ Trì Thượng - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội
Hotline: 0947.041.376 hoặc 0902.06.26.45

Giấy phép khắc dấu

Giấy phép khắc dấu

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ MỚI:

Quyết định về thành lập tổ chức theo quy định đối với các cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp. Trong trường hợp quyết định chưa quy định cho phép cơ quan, tổ chức được dùng con dấu thì cơ quan, tổ chức đó phải có văn bản riêng cho phép dùng con dấu của cơ quan thẩm quyền thành lập ra tổ chức đó.
"Điều lệ về tổ chức và hoạt động" đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối vớicác tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, hội quần chúng, hội nghề nghiệp; hoặc "Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động" đối với các tổ chức khoa học.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, giấy phép đầu tư, giấy phép đặt chi nhánh (đối với các tổ chức kinh tế); giấy phép thầu, giấy phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với tổ chức kinh tế liên doanh, đầu tư nước ngoài).
Các tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, ngoài các Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động...nêu trên  còn phải có quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

Các chức danh nhà nước, các cơ quan, tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức Quốc tế liên Chính phủ của nước ngoài tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an
Các cơ quan, tổ chức địa phương, một số cơ quan, tổ chức Trung ương đóng tại địa phương theo phân cấp của Bộ Công an nộp hồ  sơ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong thời gian không qúa 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan, tổ chức theo quy định, cơ quan công an cấp giấy phép khắc dấu và giới thiệu đến cơ sở khắc dấu theo quy định. Con dấu khắc xong phải đăng ký mẫu tại cơ quan công an nói trên và được sử dụng sau khi đã được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu

Con dấu khắc xong phải được đăng ký mẫu tại cơ quan công an, phải nộp lệ phí do Bộ Tài chính quy định và chỉ được sử dụng sau khi đã được cấp "Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu". Cơ quan, tổ chức khi bắt đầu sử dụng con dấu mới phải thông báo giới thiệu mẫu con dấu mới.
Trong trường hợp bị mất con dấu, cơ quan, tổ chức phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất và cơ quan công an đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu đồng thời phải thông báo huỷ bỏ con dấu bị mất. Con dấu đang sử dụng bị mòn, hỏng hoặc có sự chuyển đổi về tổ chức hay đổi tên tổ chức thì phải làm thủ tục khắc lại con dấu mới và nộp lại con dấu cũ.
Hồ sơ làm thủ tục khắc dấu của các cơ quan, tổ chức phải xuất trình bản chính và nộp bản sao hợp lệ.
Người được cử đi làm thủ tục khắc dấu phải có Giấy giới thiệu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.